Thai 37 tuần nặng bao nhiêu, bé phát triển thế nào?

Bài chia sẻ thông tin bí kíp chăm sóc sức khỏe, làm đẹp cho mẹ, thời trang con yêu, sức khỏe con yêu, dạy con yêu đúng cách: Thai 37 tuần nặng bao nhiêu, bé phát triển thế nào? . Các thông tin trong bài đăng được tham vấn bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, tâm lý bà mẹ trẻ em
Thai 37 tuần nặng bao nhiêu, bé phát triển thế nào?

Thai 37 tuần nặng bao nhiêu? Sự phát triển của thai nhi 37 tuần như thế nào? Thai nhi đã quay đầu hay chưa? Đây là những câu hỏi được nhiều ba mẹ quan tâm. Hãy cùng Conyeuviet.com/ tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết hôm nay.

Thông tin chung về thai 37 tuần, giải đáp thai 37 tuần là mấy tháng?

Bài viết liên quan:Thai 29 tuần nặng bao nhiêu đạt chuẩn? Sự phát triển của thai nhi 29 tuần

Thai nhi 37 tuần đã phát triển gần như hoàn thiện, mẹ đang ở tháng thứ 9 của thai kỳ. Em bé có thể sinh ra vào bất kỳ ngày nào trong vòng 3 tuần tới. Nếu mẹ dự định sinh mổ, bác sĩ sản khoa sẽ không lên lịch thực hiện ca mổ lấy thai nhi trước tuần 39. Trừ khi có trường hợp bất thường, bắt buộc phải can thiệp y tế sớm hơn.

Mang thai 37 tuần là giai đoạn quan trọng và mẹ cần lưu ý trong mọi hoạt động một cách cẩn trọng bởi cơ thể mẹ đã nặng nền hơn. Mẹ cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ để đón bé yêu chào đời với sự chuẩn bị tốt nhất. Trong hơn 2 tuần tới, não và phổi của bé sẽ phát triển đầy đủ để bé sẵn sàng bước ra thế giới mới.

Thai 37 tuần nặng bao nhiêu theo chuẩn?

Thai 37 tuần nặng bao nhiêu, phát triển thế nào?

Thai 37 tuần nặng bao nhiêu? Em bé ở tuần thai 37 có trọng lượng khoảng 2800g và chiều dài 48.6cm. Đây tương đương với một quả bóng bowling nhỏ, một bó rau cải hoặc một quả dưa gang. Em bé sẽ tiếp tục tăng trọng lượng từ 14g mỗi ngày cho đến khoảng 200g mỗi tuần.

Sau khi biết thai 37 tuần nặng bao nhiêu, mẹ có thể xem bảng dưới đây để biết thêm thông tin về các chỉ số phát triển của thai nhi ở tuần 37:

  • Chu vi đầu thai 37w (HC): 316 – 355mm, chu vi trung bình 335mm
  • Đường kính lưỡng đỉnh (BFF) thai 37 tuần: 85 – 97mm, đường kính trung bình 91mm
  • Chu vi bụng (AB) thai 37 tuần: 292 – 374mm, chỉ số trung bình 331mm
  • Chiều dài xương đùi (FL) thai: 66 – 80mm, kích thước trung bình 71mm

Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý các thay đổi về cơ thể, một số dấu hiệu chuyển dạ và chế độ dinh dưỡng tốt để sẵn sàng cho việc vượt cạn sắp tới. Ở giai đoạn này, thai nhi đã hoàn thiện về mặt phát triển và có thể thích ứng với cuộc sống bên ngoài.

Tìm hiểu sự phát triển của thai 37 tuần

Ngoài việc quan tâm tới thai 37 tuần nặng bao nhiêu, ba mẹ chắc hẳn cũng rất háo hức muốn biết thêm sự phát triển của con yêu ở tuần thai này. Hãy cùng tìm hiểu thôi nào!

Phổi và não đang hoàn thiện gấp rút

Nhờ vào những hình ảnh siêu âm, mẹ bầu có thể thấy bé yêu của mình đã phát triển thành một đứa trẻ sơ sinh đáng yêu. Tuy nhiên, thực tế là cơ thể bé vẫn còn cần thời gian để hoàn thiện và chuẩn bị cho việc thích nghi với thế giới bên ngoài. Phổi và não của bé vẫn đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ và cần thêm khoảng 2 tuần để hoàn thiện một cách hoàn hảo.

Do đó, mặc dù gần đến ngày sinh nhưng thai 37 tuần vẫn được xem là thiếu tháng. Mẹ cần lưu ý những điều này để có sự chuẩn bị tốt cho công cuộc “vượt cạn” sắp tới.

Bé đã biết mút tay

Thông qua hình ảnh video siêu âm, ba mẹ cũng sẽ thấy bé rất thường hay mút tay. Đây là màn “tập rượt” quan trọng để bé yêu làm quen với việc bú mẹ sau khi chào đời đấy mẹ ạ.

Cử động tay đã khéo léo hơn

Ở tuần thai 37, đôi tay của bé đã có thể hoạt động và phối hợp nhịp nhàng hơn. Bé có thể cầm nắm một số bộ phận nhỏ trên cơ thể như: Dây rốn, ngón chân, đầu gối, mũi. Thông qua video siêu âm, mẹ cũng có thể sẽ may mắn được nhìn thấy hình ảnh bé đang đùa nghịch dây rốn của mình.

Thai 37 tuần nặng bao nhiêu, bé phát triển thế nào

Bé đạp ít hơn

Thai 37 tuần nặng bao nhiêu? Sự tăng trưởng về kích thước chính là lý do giải thích vì sao bé đã ít đạp hơn so với giai đoạn trước đó. Lúc này bé đã nặng hơn 2.8kg và không gian bụng của mẹ đã trở nên trật trội hơn. Tuy nhiên, mẹ vẫn sẽ cảm nhận được sự ngọ nguậy của bé mỗi khi thay đổi tư thế.

Việc theo dõi chuyển động của thai nhi trong giai đoạn này đã khó hơn, mẹ cần theo dõi bé thường xuyên, nếu thấy con “im ắng” một cách lạ thường thì cần thực hiện thăm khám ngay nhé.

Tóc mai đã mọc

Một thông tin rất thú vị không kém với thắc mắc “Thai 37 tuần nặng bao nhiêu” chính là em bé của mẹ đã mọc tóc mai rồi nhé. Màu tóc của bé có thể là không cùng màu với tóc của bố mẹ. Tóc cũng có thể mọc ít hoặc nhiều tùy vào mỗi bé. Một số bé yêu sau đó sẽ rụng tóc hoàn toàn và thay vào đó là một màu tóc mới giống với tóc của bố mẹ hơn.

Đầu bé lớn dần

Chu vi vòng đầu của bé đã lớn dần, ở những tuần cuối của thai kỳ vòng đầu của bé vẫn sẽ tăng trưởng. Cho tới khi chào đời, kích thước vòng đầu bé có thể sẽ tương đương với ngực.

Bé đang tập luyện

Thai 37 tuần nặng bao nhiêu? Tuần thai thứ 37 bé vẫn đang miệt mài “tập luyện” để chuẩn bị cho màn “ra mắt” của mình. Bé sẽ tập hít vào, thở ra trong nước ối, xoay người từ bên ngày sang bên kia và chớp mắt, cử động tay, chân,…

Xem thêm: Thai 32 tuần nặng bao nhiêu đạt tiêu chuẩn của bộ y tế

Thai 37 tuần đã quay đầu chưa?

Thai 37 tuần nặng bao nhiêu, phát triển thế nào?

Ở tuần thai thứ 37, phần lớn bé yêu đã quay đầu. Đầu của bé di chuyển xuống vùng xương chậu và sẵn sàng cho kì chuyển dạ sắp tới. Một số bé đã quay đầu từ tuần thứ 28-29, một số bé sẽ muộn hơn. Nếu như thai 37 tuần chưa quay đầu, lời khuyên là mẹ hãy liên hệ với bác sỹ để được kiểm tra cũng như tư vấn phù hợp cho kì chuyển dạ sắp tới.

Hình ảnh thai 37 tuần tuổi trong bụng mẹ

Thai 37 tuần nặng bao nhiêu? Hình ảnh thai nhi 37 tuần trong bụng mẹ thông qua siêu âm có thể nhận thấy rõ nét khuôn mặt và các đường nét của bé. Cơ thể của con đã rất hoàn chỉnh và có nhiều cử động đáng yêu. Chỉ cần nhìn thấy bé yêu thôi là ba mẹ cũng đã rất háo hức để được chào đón con yêu và bế bé yêu trong vòng tay.

Những thay đổi trong cơ thể mẹ bầu 37 tuần

Khi biết được thai 37 tuần nặng bao nhiêu, cũng là lúc mẹ cũng tò mò về những thay đổi tiếp theo trên cơ thể mình. Trong tuần tới, cơ thể bé vẫn đang tăng trưởng mạnh về cân nặng. Vì vậy cơ thể mẹ cũng sẽ có những thay đổi như sau:

Thai 37 tuần nặng bao nhiêu, bé phát triển thế nào

Rạn da

Rạn da là tình trạng mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải chỉ là ít hay nhiều mà thôi. Các vết rạn sẽ xuất hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể, có thể ở đùi, bụng, mông, cánh tay. Nguyên nhân là do cơ thể mẹ bầu tăng cân đột ngột và bùng bầu tăng kích thước lớn.

Ngoài ra thì di truyền hay cơ địa cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới việc rạn da nhiều hay ít. Để hạn chế tình trạng rạn da, mẹ bầu nên uống nhiều nước và sử dụng kem chống rạn da an toàn cho phụ nữ mang thai.

Ra máu

Ở giai đoạn thai 37 tuần, cổ tử cung rất dễ bị kích thích, do đó là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng ra máu, đặc biệt là sau khi quan hệ. Mặc dù hiện tượng này không quá đáng lo, tuy nhiên nếu như mẹ thấy ra nhiều máu thì nên hỏi ý kiến bác sỹ hoặc đi khám.

Đầy hơi trong thai kỳ

Có thể bạn quan tâm: Cách chọc thai nhi đạp giúp kích thích não bộ và phản xạ của bé yêu

Đầy hơi là vấn đề tiêu hóa quan trọng cho mẹ bầu, đặc biệt khi thai 37 tuần nặng bao nhiêu. Khi mang thai, nếu hệ tiêu hóa hoạt động tốt, mẹ có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi và giúp bé tăng cân, phát triển toàn diện.

Tuy nhiên, hormone có tên progesterone cũng tăng liên tục trong cơ thể dẫn tới tình trạng đầy hơi, khó chịu ở mẹ bầu.  Để giảm tình trạng này, mẹ cần chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực lên bộ máy tiêu hóa.

Sưng, phù

Thai 37 tuần nặng bao nhiêu, bé phát triển thế nào

Ở tuần thai thứ 37 mẹ cũng sẽ bắt đầu bị phù chân. Nguyên nhân là do tử cung lớn và chèn ép lên tĩnh mạch chủ làm cho máu tụ tại chân nhiều hơn. Đây là hiện tượng bình thường ở phụ nữ mâng thai nhưng nếu sưng quá mức có thể liên quan đến hội chứng tiền sản giật. Các dấu hiệu như:

  • Phù chân
  • Đau đầu
  • mắt mờ
  • Buồn nôn, đau bụng dữ dội,

Tình trạng khó ngủ

Mẹ bầu cũng gặp khó khăn trong việc ngủ vào những tháng cuối thai kỳ. Để có được giấc ngủ chất lượng, mẹ nên duy trù một chế độ sinh hoạt khoa học, tập thêm các bài vận động nhẹ nhàng để có thể cải thiện giấc ngủ.

Kiểm tra độ giãn nở của tử cung

Thai 37 tuần nặng bao nhiêu? Ở tuần thai thứ 37 trở đi, các bác sỹ cũng sẽ tiến hành kiểm tra độ giãn nở của tử cung để xác định thời điểm lâm bồn của mẹ. Đồng thời vị trí từ em bé tới xương chậu của mẹ cũng sẽ được kiểm tra, xem xét.

Tiêu chảy, buồn nôn

Sự tăng trưởng của tử cung và thai nhi gây chèn ép lên hệ tiêu hóa khiến cho mẹ có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy, buồn nôn. Đây là tình trạng bình thường nên mẹ không nên quá lo lắng để ảnh hưởng tới tâm lý.

Các cơn co thắt

Ở tuần thứ 37, một số mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng chuyển dạ giả (co thắt Braxton Hicks). Các dấu hiệu của chúng gần giống với dấu hiệu dọa sinh non nên rất khó phân biệt. Vì vậy, nếu mẹ thấy các cơn gò cứng bụng thì hãy theo dõi xem thời gian kéo dài ra sao. Việc theo dõi sẽ giúp mẹ phân biệt được khi nào là chuyển dạ giả và khi nào là chuyển dạ thật.

Lời khuyên từ bác sĩ giúp thai nhi phát triển tốt, mẹ khỏe

Ở những nội dung phía trên, mẹ đã biết thai 37 tuần nặng bao nhiêu. Tuy nhiên, để bé tăng trưởng tốt chuẩn bị cho việc sinh nở sắp tới, mẹ hãy tham khảo những lời khuyên từ bác sỹ như sau:

Thai 37 tuần nặng bao nhiêu, phát triển thế nào?

Thai 37 tuần ăn gì tốt cho mẹ khỏe cho bé

Việc bổ sung dinh dưỡng là cực kỳ quan trọng để tăng cường sức khỏe cho mẹ và phát triển tối đa cho thai nhi. Thai 37 tuần mẹ cần bổ sung những thực phẩm sau:

Thực phẩm giàu kali: Kali giúp điều hòa cân bằng nước trong cơ thể và giảm thiểu sự phát triển của bệnh cao huyết áp. Các nguồn kali bao gồm: chuối, xoài, cam, dưa hấu, rau muống, cà rốt, khoai tây, khoai lang, củ cải đường, đậu nành, đậu, đỗ hạt, lúa mạch, hạt sen, yến mạch và các loại hạt.

Thực phẩm giàu vitamin E: Vitamin E là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương và lão hóa. Các nguồn vitamin E bao gồm: hạt hướng dương, hạt bí, dầu ô liu, hạt lanh, dầu thực vật, dầu đậu nành, trứng, sữa, đậu phụ và các loại rau xanh.

Thực phẩm giàu magie: Magie giúp điều hòa nhịp tim và giảm đau cơ. Các nguồn magie bao gồm: đậu đen, hạt bí, hạt điều, khoai lang, hạt hướng dương, củ cải đường, hạt lanh, rau xanh, đậu tương, quả bơ, quả chuối và các loại hạt.

Thực phẩm giàu selen: Selen là một loại chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ ung thư. Các nguồn selen bao gồm: hạt bí ngô, hạt lanh, thịt gà, cá hồi, thịt bò, trứng, sữa, hành tây, rau cải, tỏi, cà chua và quả bơ.

Nên nhớ rằng, trước khi thay đổi chế độ ăn uống, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cả mẹ và bé nhé.

Bổ sung nước uống đầy đủ

Để giảm thiểu tình trạng sưng, phù nề mẹ cần cung cấp đủ nước cho cơ thể. Theo lời khuyến từ chuyên gia thì 1 ngày mẹ cần bổ sung ít nhất 7-8 ly nước chia đều trong ngày.

Vận động hợp lý

Gần đến ngày sinh, mẹ cần duy trì chế độ vận động hợp lý để quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi. Một số bài tập vận động cho mẹ như sau:

  • Tập hít thở: Hít vào thật sâu 4 giây và thở ra thật chậm trong 4 giây.
  • Tư thế con bướm: Tập tư thế này giúp giảm mỏi cho vùng chân và đùi trong
  • Tư thế vặn mình: Giảm táo bón và đau lưng
  • Tư thế cái ghế: Giúp tăng cường cơ xương chậu và bắp đùi.

Mát xa tầng sinh môn

Tầng sinh môn là vùng da giữa trực tràng và âm đạo. Việc massage khu vực này giúp kéo giãn vùng đáy chậu, giúp giảm thiểu tình trạng rạch trong quá trình sinh nở. Để thực hiện massage, mẹ cần thực hiện như sau:

  • Rửa sạch tay, cắt móng gọn gàng
  • Bôi dầu oliu vào đầu ngón tay, đặt sâu vào âm đạo từ 5-6cm
  • Massage từ từ hướng về phía hậu môn.
  • Mở ngón tay theo hình chữ V, massage tầng sinh môn hàng ngày đến khi sinh

Một số thông tin mẹ nên trao đổi với bác sỹ

Thai 37 tuần nặng bao nhiêu, bé phát triển thế nào

Từ tuần thai thứ 37 trở đi, mẹ nên trao đổi với bác sỹ về vấn đề chuyển dạ hoặc bất cứ vấn đề nào liên quan tới thai kỳ, sinh con. Tránh để tâm trạng lo lắng kích hoạt các phản ứng của cơ thể gây cản trở hoặc ảnh hưởng tới quá trình sinh nở.

Thai 37 tuần mẹ cần khám những gì?

Thai 37 tuần nặng bao nhiêu? ở tuần thai 37, mẹ cần thực hiện một số nội dung khám sau:

  • Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B
  • Xét nghiệm dung tích hồng cầu
  • Xét nghiệm các bệnh lây qua đường sinh dục
  • Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
  • Xét nghiệm kháng thể Rh

Lời kết

Trên đây là những thông tin tìm hiểu thai 37 tuần nặng bao nhiêu và sự phát triển của bé ở tuần 37, sự thay đổi của mẹ cũng như những lời khuyên hữu ích. Hy vọng bài viết giúp ích cho mẹ bầu, giúp bà mẹ tự tin hơn để vượt cạn thành công.

Bài viết Thai 37 tuần nặng bao nhiêu, bé phát triển thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày conyeuviet.



Tác giả: Mẹ Mít
Nguồn:

Thai 37 tuần nặng bao nhiêu, bé phát triển thế nào?

-

CONYEUVIET

Comments

Popular posts from this blog

Trẻ bị dính thắng môi trên có sao không? Điều chỉnh thế nào?

Tổng hợp những đồ ăn vặt cho bà bầu dễ ăn, giảm ghén, tốt cho sức khỏe

Cây tầm bóp leo tắm cho trẻ sơ sinh: Tìm hiểu về cây tầm bóp